• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI THỦY SẢN

UBND phường Thống Nhất hướng dẫn tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn thực hiện các nội dung sau:

1. Điều kiện kinh doanh, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

1.1. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh, mua bán thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 40 Luật Chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.

- Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

- Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

1.2. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh, mua bán thức ăn thủy sản được quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản, cụ thể như sau:

-  Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại.

-  Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Điều 25 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, cụ thể như sau:

- Chỉ được mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản được lưu hành tại Việt Nam theo quy định.

- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản; chú ý dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy (nếu có).

- Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

- Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật. Xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm chất lượng, an toàn theo quy định của pháp luật và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.

2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Điều 26 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, cụ thể như sau:

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, thủy sản về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.

- Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.

- Phối hợp xử lý tiêu hủy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật.

- Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định./.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 7
Tháng 12 : 485
Tháng trước : 183
Năm 2024 : 3.456